Chúng ta đang sống trong thế giới của mật khẩu, từ máy tính, điện thoại, tài khoản Facebook, email, nick Yahoo... Việc xây dựng mật khẩu đủ mạnh luôn rất khó, song vấn đề ghi nhớ chúng cũng rất đáng quan tâm. Giới chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng mật khẩu khác nhau cho những tài khoản khác nhau. Vậy, chúng mình hãy cùng tìm hiểu quy tắc và hướng dẫn sau đây nhé!
Những sai lầm thường gặp
Trước hết, hãy điểm qua một số sai lầm thường gặp khi đặt mật khẩu. Như đã nói, bạn không nên dùng từ khóa giống nhau cho mọi tài khoản. BitDefender tiết lộ 75% thành viên đang sử dụng mật khẩu Facebook cho email hoặc tương tự thế. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi nếu một tài khoản bị hack, bạn sẽ dễ dàng mất toàn bộ số còn lại.
Những sai lầm thường gặp
Trước hết, hãy điểm qua một số sai lầm thường gặp khi đặt mật khẩu. Như đã nói, bạn không nên dùng từ khóa giống nhau cho mọi tài khoản. BitDefender tiết lộ 75% thành viên đang sử dụng mật khẩu Facebook cho email hoặc tương tự thế. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi nếu một tài khoản bị hack, bạn sẽ dễ dàng mất toàn bộ số còn lại.
Bên cạnh đó, một thiếu sót "như cơm bữa" khi người dùng rất lười thay đổi mật khẩu thường xuyên. Giới chuyên gia ví von mật khẩu giống như đồ lót vậy, hãy chăm chỉ thay mới nếu bạn không muốn mắc bệnh.
Tiếp theo, bạn phải hạn chế dùng mật khẩu là những từ khóa có thể tìm thấy trong từ điển. Thậm chí, còn tệ hơn nữa khi chúng là tên bạn bè, người thân, số điện thoại hay đội bóng yêu thích. Đây là những thông tin quá dễ bắt thóp và không an toàn chút nào.
Quy tắc cho mật khẩu mạnh
Chuyển sang vấn đề quan trọng nhất, làm thế nào để sở hữu một mật khẩu mạnh? Bạn hãy tuân thủ những quy tắc dưới đây nào.
Quy tắc cho mật khẩu mạnh
Chuyển sang vấn đề quan trọng nhất, làm thế nào để sở hữu một mật khẩu mạnh? Bạn hãy tuân thủ những quy tắc dưới đây nào.
1. Viết ngược thứ tự chữ cái của một từ, ví dụ “NewYork” sẽ thành “kroywen”
2. Sử dụng chữ số thay cho ký tự chữ cái, ví dụ “kr0yw3n” thay cho “kroywen”.
3. Ngẫu nhiên biến một ký tự thành chữ in hoa, ví dụ “Kr0yw3n”.
4/ Thêm ký tự đặc biệt, ví dụ “Kr0yw3^” (“^” thay thế cho “n”)
Dĩ nhiên, bạn thoải mái kích hoạt những dấu hiệu của riêng mình, chẳng hạn “@” thay thế cho “a”, số “1” thay thế cho chữ cái “l”... Như vậy, bạn đã xây dựng mật khẩu khá ổn rồi đấy!
Ngoài ra, còn một số mẹo “độc” mà bạn có thể áp dụng. Ví dụ, thay vì gõ chính xác ký tự trong từ được chọn, bạn quyết định gõ lệch sang trái (hoặc phải) một ký tự tương ứng. Khi ấy, “kroywen” sẽ thành “jeitqwb” – hoàn toàn vô nghĩa. Một kinh nghiệm khác là chọn một ký tự trung tâm, như chữ cái “d” và xây dựng mật khẩu bằng các chữ cái xung quanh trên bàn phím theo chiều kim đồng hồ (hoặc ngược lại): “erfcxs”.
Bạn cũng có thể sử dụng chữ cái viết tắt của một câu nói nổi tiếng. Chẳng hạn, “Dù sao thì trái đất vẫn quay” sẽ trở thành “Dsttdvq”... Lưy ý, mật khẩu càng dài càng an toàn, song dài quá (trên 15 ký tự) thì lại rất khó ghi nhớ.
Thử nghiệm và ghi nhớ mật khẩu
Sau khi tạo được mật khẩu, bạn có thể kiểm tra độ mạnh của chúng bằng cách truy cập trang web này.
Tại đây, bạn chỉ việc nhập mật khẩu và hệ thống cho biết máy tính thông thường cần bao nhiêu thời gian để phá chúng. Ví dụ, từ khóa "kroywen" mất 13 phút, "kr0yw3n" là 2 tiếng, "Kr0yw3^" tiêu tốn 15 ngày. Song, chỉ cần bổ sung thêm một số ký tự đặc biệt nữa, ví dụ như "Kr0yw3^Z!" sẽ là... 237 năm cơ đấy!
Tất nhiên, vấn đề ghi nhớ mật khẩu cho mỗi tài khoản khác nhau thì sao nhỉ? Mẹo nhỏ là bạn hãy tạo ra quy luật của riêng mình. Ví dụ, email sẽ là "Kr0yw3^EMA.", còn Facebook là "Kr0yw3^FAC." – tức 3 chữ cái đầu tiên của mỗi tài khoản được tận dụng nhằm tạo thành mật khẩu. Chưa hết, bạn hãy tiếp tục biến tấu chúng trở nên “khó đỡ” hơn nữa nha!
Theo Tinmoi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét