Radio Ngay Nay Online

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

TIỂU THANH TRUYỆN

(TCNN) Tiểu Thanh là một cô gái tài sắc mà bạc mệnh, khi Nguyễn Du đọc tập Phần dư của nàng để lại đã thương cảm mà viết nên bài thơ tuyệt bút Độc Tiểu Thanh ký. Tiểu Thanh là người có thật, mộ nàng còn ở Cô Sơn. Nàng người Giang Đô, sống vào đời Minh, vốn tên là Huyền Huyền họ Phùng, tài sắc lại giỏi thơ văn, bị gả làm thiếp cho Phùng sinh ở Hàng Châu. Vì không được vợ cả bao dung phải dời lên ở Cô Sơn, nàng buồn giận mà đổ bnh, nhờ một họa sỹ vẽ chân dung tự tế mình rồi chết. Có người thương cảm thu thập thơ của nàng in thành tập Phần dư. Tiểu Thanh truyện là viết về cuộc đời nàng, chưa rõ tác giả.
Ngày nay
                        (Ảnh sưu tầm mang tính minh họa)
Tiểu Thanh là vợ lẽ của Phùng sinh ở Hồ Lâm, quê Quảng Lăng. Nàng bẩm sinh thông minh khác thường. Lúc 10 tuổi được một ni già truyền dạy Tam Kinh, chỉ đọc vài lần đã thuộc và rõ mọi điều. Ni già bảo, cô bé này thông minh khác người nhưng phúc mỏng, xin cho nhận làm đệ tử. Nếu không được thế, xin đừng cho nó biết chữ, may ra có thể sống được đến 30 tuổi. Người nhà cho là nói xằng, không nghe.
Mẹ Tiểu Thanh là một cô giáo dạy tư nên nàng được theo mẹ đi học. Những người cùng giao du đều là con cái nhà giàu sang nên nàng học được nhiều tài nghệ, tinh thông âm nhạc. Giang Đô là đất sinh ra nhiều gái đẹp, từng có thời các cô gái tinh anh và tài hoa tụ tập chơi cờ, thưởng trà thành nhiều nhóm làm mê đắm tao nhân mặc khách. Tiểu Thanh là người mẫn tiệp, đối đáp trôi chảy, sắc sảo lúc nào cũng hơn người nên đám công tử chỉ sợ không được gặp nàng. Nhà nàng không thuộc loại giàu có nhưng phong tư nàng cao quý, thêm chút son phấn nữa nàng lộng lẫy không thua kém ai.
Vì nhà nghèo năm 16 tuổi nàng về làm thiếp của Phùng sinh. Chàng là một công tử hào phóng nhưng ba hoa, ngây ngô, xốc nổi, vợ cả lại là người có tính ghen ghê gớm nên nàng dù có hạ mình xuống bao nhiêu thì danh phận cũng bấp bênh lắm.
Một hôm nàng theo vợ cả đi chơi núi Thiên Lam, bà ta hỏi nàng:Ta nghe nói Tây Phương nhiều Phật, sao người đời chỉ chuyên lễ bái Quan Thế Âm Bồ Tát?” Tiểu Thanh đáp, “Vì Bồ Tát từ bi”. Bà ta biết Tiểu Thanh châm chọc mình liền cười nói: “Ta cũng sẽ đối xử từ bi với nàng”, rồi bảo nàng dời lên ở một biệt xá trên núi Cô Sơn. “Không có lệnh ta thì dù chàng đến cũng không được cho vào, không có lệnh ta thì dù chàng gửi thư đến cũng không được cho đưa vào”. Nàng nghĩ mụ đem ta đến chỗ hoang vắng này tất sẽ cho người dò la tìm chỗ sơ suất của ta để hãm hại ta đây, bởi vậy nên nàng cố giữ kín kẽ.
Có lần bà cả ra ngoài du ngoạn, gọi Tiểu Thanh cùng lên thuyền. Hễ thấy các chàng trai cưỡi ngựa bắn cung trên triền đê, là các cô gái dưới thuyền cũng ngó theo. Riêng Tiểu Thanh ngồi im. Có một phu nhân thân thích với bà cả, tài đức vẹn toàn, thường đến chỗ Tiểu Thanh học đánh cờ, hết sức quý Tiểu Thanh. Phu nhân chuốc rượu cho bà cả say, bèn bảo nàng, “Thuyền có lầu, nàng theo ta lên đó một lát”. Lên lầu, trời dất bao la, phu nhân vỗ nhẹ vào lưng Tiểu Thanh nói, “Tuổi xuân quý lắm, chớ làm khổ mình. Chương Đài liễu cũng có lúc còn biết tựa lầu hồng mà nhìn chàng trai họ Hàn cưỡi ngựa đi qua dưới lầu, sao nàng cứ giống như ni cô quỳ trên chiếc nệm cỏ bồ, coi một vật hư vô như vậy”. Tiểu Thanh đáp, “Mũi kiếm của Giả Bình Chương đáng sợ lắm”. Phu nhân cười nói, “Nàng nhầm rồi, kiếm của Bình Chương cùn, “Bình Chương đàn bà” mới ghê gớm”. Lát sau phu nhân lại nhẹ nhàng khuyên bảo, “Nàng vừa thông thuộc lễ nghi, có nhiều tài nghệ, phong thái dung nhan đẹp đẽ, sao để cho thân mình rơi vào xứ sở của La Sát? Ta tuy không phải là nữ hiệp song cũng đủ sức đưa nàng ra khỏi lò lửa. Ta vừa nói chuyện Chương Đài Liễu, chẳng lẽ nàng không hiểu được lòng người khác sao? Chẳng lẽ thiên hạ lại thiếu những chàng trai họ Hàn sao?” Tiểu Thanh đáp, xin phu nhân đừng nói nữa. Số phận của thiếp chỉ như vậy mà thôi. Ác nghiệp kiếp trước chưa hết, sao có thể nẩy ra ý gì khác. Số nhân duyên chốn âm gian chẳng phải là Ngọc Như Ý của thiếp còn tạo ra một nỗi nhục nữa làm gì. Chỉ tổ làm trò cười cho miệng thế. Phu nhân thở dài, nàng nói cũng đúng, ta không ép nàng nữa, nhưng nàng phải bảo trọng. Sớm tối nàng cần gì cứ nói với ta, chớ ngại.
Đoạn hai người nhìn nhau, nước mắt đẫm áo. Xuống lầu phu nhân cáo biệt. Nghe nói phu nhân sau đó theo chồng đi làm quan nơi ải xa.
Từ đó những đau thương, uất ức, buồn nản Tiểu Thanh thường ký thác vào những bài thơ, bài từ mà vốn là tài năng của nàng. Càng ngày nàng càng cảm thấy nỗi cô đơn trống trải và trái tim nàng càng rỉ máu. Được ít lâu thì nàng đổ bệnh. Bà cả mời thầy thuốc đến chữa rồi cho nô tỳ mang thuốc đến. Nhưng nàng không thiết uống và cũng không thiết sống, nàng than thở với mình “Dù chẳng thiết sống nữa ta cũng phải giữ thân cho trong sạch để về với Phật, sao ta có thể bỏ mạng vì một chén thuốc độc. Bệnh Tiểu Thanh ngày càng nặng, không ăn uống được gì. Tuy thế, nàng vẫn rất muốn trang điểm, ăn mặc cho đẹp, nàng thường quấn khăn ngồi nghiêng người trên giường. Có lần gọi ca kỹ đến vừa đàn tỳ bà vừa diễn xướng những ca khúc dân gian cho nàng nghe, mệt đến mức khi tỉnh khi mê nàng vẫn không chịu sổ tóc nằm xuống.
Một hôm nàng tươi tỉnh bảo với u già, “Nhờ lão nói với anh chàng oan nghiệt (chỉ Phùng sinh) mời cho ta một họa sỹ thật giỏi”. Họa sỹ đến, nàng nhờ họa sỹ vẽ cho nàng một bức chân dung. Vẽ xong, Tiểu Thanh cầm gương soi bóng mình kỹ rồi nói, “Đã giống hình bóng bên ngoài nhưng chưa có thần, hẵng tạm để đó đã. Lại bảo họa sỹ vẽ bức khác. Vẽ xong Tiểu Thanh lại bảo, thần có khá hơn song phong thái không được, hãy tạm để đó đã. Tiểu Thanh trang điểm lại, rồi đi vào đi ra một lúc với vú già mới bảo họa sỹ vẽ. Đến bức thứ ba thấy đã truyền được cái thần thái diễm lệ của àng, Tiểu Thanh cưởi bảo được rồi đấy.
Họa sỹ ra về, nàng liền đem bức chân dung đặt lên giường, thắp hương, bày lễ, rót rượu mà khấn rằng “Tiểu Thanh ơi Tiểu Thanh! Chả lẽ duyên phận ngươi lại ở chốn này sao?” đoạn phục xuống án mà khóc, lệ rơi tầm tã, gào khóc thảm thiết một hồi rồi tắt thở. Bấy giờ là năm Nhâm tý đời Vạn Lịch, Tiểu Thanh mới 18 tuổi.
Thương thay! Người đẹp như ngọc mà phận mỏng như mây, như nhụy hoa quỳnh thoáng hiện một chốc lát trong cõi nhân gian. Muốn cầu cho nàng được sống như Đỗ Lệ nương bên cạnh đình Mẫu Đơn nhưng nào có được.
Chiều tối Phùng sinh nghe tin hốt hoảng chạy tới. Vén màn thấy vẻ mặt nàng vẫn kiều diễm thanh tú siêu phàm, Phùng sinh bỗng thổ ra một thăng huyết. Ngoài mấy bức chân dung, người ta tìm thấy nàng để lại một tập thơ và một bức thư gửi cho phu nhân nào đó. Phùng sinh lại nấc lên, ta đã phụ nàng, ta đã phụ nàng... Thấy chồng quá thương xót Tiểu Thanh, bà cả lại nổi máu ghen sai gia nhân đốt hết những gì nàng để lại trước mặt chồng.
Về sau có người thương Tiểu Thanh bèn thu thập những bài thơ và từ của nàng nhưng không còn gì. May khi lâm chung, Tiểu Thanh có tặng mấy thứ nữ trang cho con gái u già, có hai trang giấy lót lưu lại mấy bài thơ của nàng. Có 9 bài tuyệt cú, một bài cổ thi, một bài từ, và bức thư gửi phu nhân phần cuối có một bài tuyệt cú nữa, tổng cộng là 12 bài thơ và từ làm thành một tập đưa khắc in, đặt tên sách là PHẦN DƯ
Bức thư gửi phu nhân viết rằng:
Huyền Huyền cúi đầu xin dốc cả bầu tâm huyết gửi tới phu nhân.
Từ lúc dự tiệc ở ngoài thành để tiễn phu nhân đi đến miền quan ải tới nay, thiếp và phu nhân xa cách nhau như kẻ trên trời người dưới đất. Nơi cửa quan, lúc thời tiết đẹp, hẳn phu nhân cũng không đến nỗi cô đơn. Tình cảm thiếp luôn thiết tha hướng về phu nhân, ngước trông như thấy đám mây từ bi trước mặt, được phu nhân chia nồng sẻ lạnh, thiếp thấy như đang nép dưới gối bố mẹ. Dù thân phận có thành trăm mảnh cũng chưa đủ đền đáp.
Nhớ đêm nguyên tiêu năm nào ở lầu phía nam, xem đèn hoa, dì chỉ vào hình cô gái đứng tựa lan can trên bức bình phong rồi nói, cô gái gửi tâm tư vào cõi mông lung kia, có lẽ là Tiểu Thanh đó chăng? Hôm đó vui đủ các trò chơi, cười đùa thâu đêm, ai ngờ gió thổi mây tan, mỗi người một phương như ngày nay.
Chiếc thuyền xưa đã đưa phu nhân vượt sóng lên ải bắc, chỉ còn một cành cây gẫy ở lầu nam. Mỗi đ thu buồn, tiếng địch từ xa vọng tới, nghe tiếng mưa rơi bên ngọn đèn cô quạnh, mưa tạnh địch ngừng, lại nghe tiếng gió qua thông rền rĩ. Mặc áo lụa mỏng mà cảm thấy làn da như bị chèn ép, soi gương không bao giờ thấy hình bóng khuôn mặt khô. Mảnh thân gầy nay cơ hồ không thể chống chọi được nữa. Tình ý rối bời. Mẹ già và em dại ở cách phương trời, bặt vô âm tín. Ôi, đã không còn biết sống là lạc thú thì sao còn biết chết là đau thương? Đâu phải là không biết oán hận cuộc đời ngắn ngủi và muốn ở lại với đời thêm chút nữa? Song bẩm sinh đã quá thông minh sắc sảo, bỉ sắc tư phong. Từ ngày kết tóc xe tơ, đã chỉ có đêm không ngày. Không khí thê lương ở chốn dạ đài cũng có khác gì đâu. Hà tất phải như Tử Ngọc biến thành khói, vợ Hàn Bằng biến thành bướm mới gọi là chết?
Sau này phu nhân có quay xe về nam và dừng lại nghỉ ở Dương Châu, nếu mẹ già của thiếp được phu nhân hạ cố đến thăm và úy lão thì cũng như chính thiếp được ân huệ của phu nhân vậy
Dì Tần thật tội nghiệp, dám mong phu nhân luôn thương yêu chăm sóc cho. Những tặng phẩm quý giá ngày xưa thiếp rất muốn được chôn theo cùng thiếp: áo thêu, trâm hoa quý báu ,những thứ mà phu nhân, vị cứu tinh của thiếp cho thiếp, có thể giúp thiếp vượt qua kiếp luân hồi, rửa sạch ác nghiệp. Dì Sáu qua đời trước, đang đợi thiếp, xuống đó thiếp không lo thiếu bạn.
Cuối thư xin dâng phu nhân một bài tứ tuyệt. Đây là tiếng kêu lâm ly của con chim bé nhỏ. Tập thơ và bức chân dung của thiếp, thiếp nhờ má Trần cất hộ, khi có dịp gửi cho phu nhân. Song tấm thân đã không thể bảo toàn thì làm gì những thứ vặt vãnh ấy.
Nếu có bao giờ phu nhân đi thuyền ven đê, lên Cô Sơn thưởng mai hãy mở tung cửa lầu phía tây, hãy ngồi lên chiếc giường phủ bóng cây xanh của thiếp, phu nhân sẽ mường tượng thấy hình bóng của thiếp, nghe tiếng nói của thiếp y như lúc bình sinh, sẽ thấy bức màn trống trải bay dập dờn lặng lẽ. Đây là thực chăng? Hư chăng? Hồn thiếp còn lởn vởn đâu đây chăng? Phu nhân ơi. Âm dương ngăn cách, từ nay vĩnh biệt. Cổ tay trắng nuốt, dung nhan như ngọc thế mà nay sắp hóa thành cát bụi. Nghĩ đến đó khóc than sao cho xiết.
Huyền Huyền xin cúi đầu, cúi đầu lạy tạ.
Thắt ruột viết dòng thơ đẫm lệ
Ai về chỉ thấy cửa son xưa
Bóng nhỏ cành đào nương nắng xế
Hay hồn ta đó đứng chơ vơ./. 

4 nhận xét:

Công ty dịch thuật miền trung - MIDtrans có Giấy phép kinh doanh số 3101023866 cấp ngày 9/12/2016 là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật, phiên dịch dành các cá nhân, hệ thống thương hiệu Dịch thuật sài gòn 247 Dịch thuật chuyên nghiệp Vietnamese translation dịch thuật, phiên dịch sài gòn Dịch thuật Đà Nẵng . Chúng tôi có đội ngũ 35 biên dịch viên chính thức và cộng tác với hơn 5.000 dịch giả nhiều năm kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao từ bậc Đại học đến Thạc Sĩ, Tiến Sĩ trong và ngoài nước, đáp ứng được Khách hàng có yêu cầu dịch nhanh những văn bản chuyên ngành phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao. Dịch thuật MIDtrans tự hào với đội ngũ lãnh đạo với niềm đam mê, khát khao vươn tầm cao trong lĩnh vực dịch thuật, đội ngũ nhân sự cống hiến và luôn sẵn sàng cháy hết mình. Chúng tôi phục vụ từ sự tậm tâm và cố gắng từ trái tim những người dịch giả.Tự hào là công ty cung cấp dịch thuật chuyên ngành hàng đầu với các đối tác lớn tại Việt nam trong các chuyên ngành hẹp như: y dược (bao gồm bệnh lý), xây dựng (kiến trúc), hóa chất, thủy nhiệt điện, ngân hàng, tài chính, kế toán. Các dự án đã triển khai của Công ty dịch thuật chuyên nghiệp MIDtrans đều được Khách hàng đánh giá cao và đạt được sự tín nhiệm về chất lượng biên phiên dịch đặc biệt đối với dịch hồ sơ thầu , dịch thuật tài liệu tài chính ngân hàng, dịch thuật tài liệu y khoa đa ngữ chuyên sâu. Đó là kết quả của một hệ thống quản lý chất lượng dịch thuật chuyên nghiệp, những tâm huyết và kinh nghiệm biên phiên dịch nhiều năm của đội ngũ dịch giả của chúng tôi. Hotline: 0947688883. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách

Ai bt Cuộc đời tiểu thanh là j k ạ

Đăng nhận xét

Video Online