Hà Lan là quốc gia phát triển cao và là thành viên của Liên minh Châu Âu. Dân số Hà Lan năm 2010 là 16,5 triệu người, bao gồm 3,4 triệu người nhập cư. 55% số người nhập cư đến từ các nước đang phát triển (chủ yếu từ Suriname, Antilles thuộc Hà Lan, Thổ Nhĩ Kì và Ma rốc). 18% dân số dưới 15 tuổi và tổng bình sản phẩm quốc nội bình quân đầu người là 48.223 đô la Mỹ vào năm 2009. Hà Lan đứng thứ bảy về chỉ số phát triển con người của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc(UNDP). Hà Lan được biết đến là quốc gia có sức khỏe sinh sản và tình dục tốt, đặc trưng bởi tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai cao, tỷ lệ phá thai và trẻ vị thành niên mang thai rất thấp.
Các trường ở Hà Lan có tính độc lập cao trong việc quyết định chương trình giảng dạy, đặc biệt là những môn không thi cử. Bất cứ tổ chức nào cũng có thể mở trường học miễn là có đủ những điều kiện khác nhau. Các trường có thể quyết định giáo án riêng, nhưng Bộ Giáo dục xác định vài tiêu chuẩn thi cử. Tự các trường có thể quyết định lựa chọn giáo trình Giáo dục giới tính trong một số giáo án có sẵn trên “thị trường”. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục bắt buộc trong giáo án phải có 2 môn: Sinh học và Chăm sóc cá nhân và xác định rõ khung chương trình cho 2 môn này. Ví dụ, môn Sinh học phải có tiết “Giới tính và Sinh sản”; “Cách phòng tránh thai”, môn Chăm sóc cá nhân phải có tiết “Giảm nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục”; “Sự kết hợp giữa mong muốn cá nhân và ranh giới của hành vi”; “Cách bắt đầu và giữ gìn các mối quan hệ”.
Hai giáo trình được biết và sử dụng rộng rãi nhất là “Các mối quan hệ và Giới dục giới tính” cho trường tiểu học, và “Tình yêu bền vững” cho trung học cơ sở. Cả hai giáo trình được xây dựng vào khoảng năm 1990.
Giáo trình “Các mối quan hệ và Giáo dục giới tính” ở trường tiểu học (gồm tám cấp học, từ 4 đến 12 tuổi) xây dựng năm 1990, hiện tại vẫn đang tiếp tục mở rộng và hoàn thiện. Có tổng cộng 49 bài học khác nhau cho giáo viên lựa chọn. Trọng tâm ở những lớp thấp về: tìm hiểu cơ thể con người, quan niệm về bản thân và những người khác, sự khác biệt giữa bé trai và bé gái, tình bạn, động chạm cơ thể. Khi trẻ lớn hơn, bắt đầu quan tâm và hiểu biết nhiều hơn thì trọng tâm dần chuyển sang chủ đề như: nhận thức bản thân, con trai và con gái nghĩ về bạn khác giới như thế nào, kết bạn và duy trì tình bạn như thế nào, cảm giác khi yêu và tình dục, bao gồm cả cả lạm dụng tình dục. Ở lớp cao nhất( tuổi từ 10 đến 12) các chủ đề quan trọng là: các thay đổi ở tuổi dậy thì, tình bạn và tình yêu,(bắt đầu) các mối quan hệ, ham muốn tình dục và phòng tránh thai, chống lại áp lực không mong muốn “phải bằng bạn bằng bè”.
Chương trình giảng dạy bao gồm tất cả các giai đoạn phát triển giới tính, xã hội, tâm sinh lý ở trẻ. Các bài học theo sát ba chủ chương của Bộ Giáo dục:
■ Phát triển tâm sinh lý
■ Phát triển kỹ năng xã hội và các mối quan hệ
■ Tình dục và sức khỏe
Phương pháp dạy vừa học vừa chơi và đa dạng.
Giáo trình “tình yêu bền vững” phiên bản thứ tư xây dựng từ những năm 2009-2010 và hoàn thành vào năm 2011. Trên thực tế từ 5 đến 10 năm chúng ta cần một giáo trình mới, vì văn hóa, quan niệm và thần tượng giới trẻ thay đổi. Vì vậy chương trình giáo dục luôn phải cải tiến để giải quyết các thách thức và nguy hiểm mới.Ví dụ, ở Hà Lan, có hiện tượng những gã trai bảnh bao ga lăng, dùng lời lẽ ngon ngọt dụ dỗ các cô gái trẻ và dần biến họ thành gái mại dâm. Vấn đề này trở nên nghiêm trọng và gây nhức nhối dư luận xã hội. Vì vậy cách phòng chống, tự bảo vệ được bổ xung vào phần phụ chương giáo trình. Giáo trình cũng có cải tiến quan trọng cho nhiều nhóm mục tiêu.
Mục tiêu và các nhóm mục tiêu
Mục tiêu của giáo trình là dạy kỹ năng ứng xử giữa con trai và con gái khi yêu (gồm cả tình dục), giúp các em yêu an toàn, bình đẳng, hài lòng. Khái niệm “kỹ năng ứng xử” bao gồm kiến thức đầy đủ, thái độ, kỹ năng giao tiếp và xã hội, điều chỉnh hành vi giúp các em điều chỉnh và cảm nhận tình yêu một cách tích cực. Hiểu biết đầy đủ cách phòng tránh các nguy cơ khi quan hệ(các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn và lạm dụng tình dục) là phần quan trọng trong kỹ năng ứng xử.
Giáo trình giảng dạy được xây dựng từ các vấn đề như mang thai ngoài ý muốn, phá thai, bạo hành tình dục và khác biệt giới tính rất khó khăn và khác biệt khi đưa vào. Nhưng từ năm 2000 dưới sự hợp tác với RNG những thiếu sót trên được khắc phục trong phiên bản thứ 3 giáo trình. Ngoài ra, các nhóm đối tượng dần được mở rộng. Ban đầu, đối tượng giáo trình là các em học sinh từ 13 đến 15 tuổi, học lớp 7 và 8 ở các trường hướng nghiệp dạy nghề và khoảng 60% học sinh từ 12 đến 16 tuổi. Học sinh các trường này thuộc nhóm “nguy cơ nhất” vì các em hay bắt đầu quan hệ tình dục ở độ tuổi tương đối trẻ. Học sinh năm đầu(12 đến 14 tuổi) trường đẳng cấp hơn như các trường dự bị đại học và dạy nghề cao cấp chỉ được thêm vào ở phiên bản thứ 4 giáo trình. Đồng thời, có một phiên bản phù hợp cho học sinh gặp khó khăn về ngôn ngữ như phần lớn các em mới nhập cư. Kết quả là bây giờ chương trình mở rộng cho hầu hết học sinh từ 13 đến 15 tuổi trong nước.
Đặc điểm giáo trình
Giống như các phiên bản trước, phiên bản giáo trình thứ tư gồm 6 bài học và phụ chương chi tiết về mối đe dọa bị dụ dỗ làm gái mại dâm, cũng như về người đồng tính. Mỗi bài học dài khoảng 50 phút có chủ đề:
1) Khi bạn biết yêu
2) Và sau đó bạn có mối quan hệ
3) Bạn muốn tiến xa đến đâu?
4) Hoặc quan hệ tình dục an toàn hoặc không quan hệ
5) Bạn cần biết gì về bao cao su và thuốc tránh thai?
6) Làm thế nào để quan hệ tình dục an toàn?
7) Một bài kiểm tra. Giáo viên có kinh nghiệm cần chuẩn bị 14 phút trước mỗi tiết học
Đi kèm theo giáo trình có 5 phần:
1) Tạp chí minh họa cho học sinh có các tình huống, nhân vật và tranh ảnh
2) Băng video hoặc đĩa DVD về những câu chuyện có chủ đề của 5 bài học
3) Giáo trình giáo viên gồm lời giải thích, hướng dẫn và bài tập cho học sinh
4) Áp phích của giáo trình “Tình yêu bền vững”
5) Bao cao su (để minh họa hoặc phát cho học sinh)
Giáo trình “Tình yêu bền vững” là chương trình giáo dục giới tính độc lập, có trong chương trình giảng dạy với chi phí thấp. Đây là minh họa tốt cho các nước khác muốn phát triển chương trình giáo dục giới tính tương tự./.
Ngày Nay số 10
0 nhận xét:
Đăng nhận xét