Radio Ngay Nay Online

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

“Giá lương thực – từ khủng hoảng đến bình ổn”

Từ năm 2005 đến 2008, giá nguyên liệu thực phẩm trên thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong suốt 30 năm. 18 tháng cuối cùng khoảng thời gian đó, giá ngô tăng 74% trong khi giá gạo gần như tăng gấp ba, đẩy toàn bộ giá lương thực lên đến 166%.
Các cuộc biểu tình phản đối tăng giá lương thực nổ ra trên hơn 20 nước. Thời kỳ giá lương thực giá rẻ đã chấm dứt. Các nhà kinh tế cho rằng: giá cả lương thực tăng chóng mặt như năm 2006 có khả năng tái diễn trong những năm tới. Nói theo cách khác “Cơn lốc tăng giá” có thể sẽ tiếp tục.
Giá lương thực – từ khủng hoảng đến bình ổn” được chọn làm chủ đề ngày Lương thực Thế Giới năm nay nhằm làm rõ ràng hơn những việc cần làm để giảm thiểu tác động của những tăng giá.
Giá cả biến động (nhất là tăng giá) là mối đe dọa lớn cho an ninh lương thực ở các nước đang phát triển. Những nạn nhân sẽ gặp phải khó khăn nhiều nhất chính là những người nghèo. Theo Ngân hàng Thế giới, giai đoạn 2010-2011 giá cả lương thực leo thang đẩy gần 70 triệu người vào cảnh đói nghèo cùng cực.
Xét khía cạnh quốc gia, giá cả tăng vọt có thể gây thiệt hại cho các nước nghèo vì họ phải mua lương thực với giá đắt hơn rất nhiều. Xét khía cạnh cá nhân người dân, những người có mức thu nhập dưới 1,25 đô la/ngày có khả năng phải nhịn một bữa khi giá cả leo thang. Cuộc sống của nông dân cũng bị thiệt hại vì họ cần biết giá bán nông sản sẽ như thế nào ngay trước thu hoạch vài tháng. Nếu được giá, nông dân sẽ trồng thêm ; nếu dự đoán giá thấp, họ sẽ giảm sản lượng và cắt giảm chi phí.
Rất khó để dự toán khi giá cả biến động đến chóng mặt ; vì vậy người nông dân rất dễ sản xuất ra quá nhiều hoặc quá ít. Gặp lúc thị trường ổn định, họ có thể làm lụng đủ sống. Ngược lại, khi thị trường biến động, họ sẽ thua lỗ nặng và dễ dẫn đến nản lòng, từ bỏ đầu tư sản xuất nông nghiệp tiếp.
Bước vào năm 2011, cộng đồng quốc tế, đi đầu là nhóm G20, đã nhận thức được mối nguy hại to lớn khi giá lương thực tăng cao ảnh hưởng ra sao tới các nước và người dân nghèo nhất trên thế giới. Từ đó, cộng đồng này đã tìm cách quản lý thị trường hàng hóa thực phẩm quốc tế.
Để quyết định làm thế nào và đến đâu để quản lý giá cả lương thực biến động, chúng ta cần phải hiểu rõ lý do tại sao chỉ trong vài năm, thị trường lương thực thế giới đang ổn định với mức giá thấp đã trở nên không thể kiểm soát được với các mức giá tăng đột biến hoặc thấp thảm hại.
Nguồn gốc biến động thị trường hôm nay bắt nguồn từ thế kỷ 20 khi các nhà hoạch định kế hoạch không hiểu được rằng việc hàng hóa bùng nổ dồi dào ở nhiều nước sẽ không kéo dài mãi mãi ; và con người cần phải tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu, công nghệ, thiết bị và cơ sở hạ tầng.
Từ năm 1980 đến nay, số tiền hỗ trợ phát triển chính thức các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dành cho nông nghiệp giảm 43%. Quỹ đầu tư cho nông nghiệp của các nước giàu cũng như các nước nghèo luôn tiếp tục giảm có thể chính là nguyên nhân chủ yrud cho các vấn đề chúng ta gặp ngày hôm nay.
Ngày nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế mới nổi diễn ra nhanh chóng ; vì vậy, những thực phẩm như thịt và sữa được tiêu thụ nhiều hơn. Kết quả là nhu cầu ngũ cốc cho gia súc tăng nhanh chóng. Bùng nổ dân số diễn ra với gần 80 triệu miệng ăn hàng năm cũng là một yếu tố quan trọng. Sức ép dân số càng trở nên tồi tệ bởi các hiện tượng khí hậu thất thường, khắc nghiệt do sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Một yếu tố nữa có thể do các quỹ đầu tư bơm một số tiền rất lớn vào thị trường thực phẩm tương lai. Yếu tố cuối cùng là các chính sách nông nghiệp và bảo hộ thương mại sai lầm.
Ứng phó với biến động giá lương thực bao gồm hai giải pháp khác nhau. Nhóm giải pháp thứ nhất đánh vào bản thân sự biến động thị trường, nhắm tới giảm biến động giá qua các biện pháp can thiệp cụ thể. Trong khi nhóm giải pháp thứ hai tìm cách giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến động giá tới từng quốc gia và từng cá nhân.
Các phối hợp chính sách lớn hơn trong thương mại thực phẩm quốc tế có thể giảm thiểu biến động bằng cách giúp đảm bảo duy trì “dòng chảy” hàng hóa. Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) hỗ trợ các cuộc đàm phán đa phương trong tổ chức Thương mại Thế giới và loại bỏ các trợ cấp nông nghiệp phi lý ở các nước giàu.
Cụ thể hơn, các nghiên cứu của FAO cho rằng các biện pháp này có thể không thể tác động gây nên sự thay đổi của giá cả, nhưng có thể làm thay đổi số lượng và sức chịu đựng.
Cần nhiều thông tin chi tiết và chất lượng hơn để có được sự minh bạch trong thương mại trên các thị trường tương lai. Thông tin cũng sẽ giúp đảm bảo rằng Nhà nước Chính phủ và thương nhân có thể đưa ra những quyết định có cơ sở, tránh tình trạng hoảng hốt và các phản ứng vô lý.
Để giảm thiểu các ảnh hưởng của biến động, các quỹ dự phòng của quốc gia và khu vực có thể bao gồm kho dự trữ lương thực dùng khi khẩn cấp. Điều đó có thể giúp đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho các nhóm dân nghèo và dễ bị ảnh hưởng khi có khủng hoảng. Người tiêu dùng nghèo cũng có thể được hỗ trợ bằng tiền hoặc tem phiếu lương thực. Nhà sản xuất được hỗ trợ đầu vào như phân bón và hạt giống.
Các cơ chế dựa trên thị trường có thể giúp các nước đang phát triển có nguồn thu thấp trả được các hóa đơn nhập khẩu lương thực cao hơn. Ở cấp độ quốc gia, các chính phủ có thể tự bảo vệ khi giá lương thực tăng, thông qua một loạt các thỏa thuận tài chính như giao dịch quyền chọn. Nhờ vậy, chính phủ có quyền mua lương thực ở giá thỏa thuận từ trước nhiều tháng bất kể giá cả thị trường sau này ra sao. Ở cấp độ quốc tế, những cơ sở hỗ trợ có thể giúp các nước đang phát triển có nguồn thu thấp trả được tiền nhập khẩu lương thực đắt đỏ. Các cơ sở ưu đãi tài chính như của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giúp các nước cân bằng cán cân thanh toán khi giá lương thực tăng cao trong những năm 2007-2008.
Tuy vậy, bình ổn trong thị trường lương thực phụ thuộc vào việc tăng vốn đầu tư trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển, mái nhà của 98% số người thiếu ăn, nơi cần gấp đôi sản lượng lương thực vào năm 2050 để đáp ứng dân số vẫn đang gia tăng.
Đầu tư vào hạ tầng, hệ thống quảng cáo, các dịch vụ mở rộng và truyền thông, giáo dục cũng như nghiên cứu và phát triển có thể tăng nguồn cung cấp lương thực và cải thiện chức năng của các thị trường nông sản địa phương; dẫn đến giảm biến động giá. Mức độ đầu tư cần thiết là khoảng 83 triệu đô la Mỹ một năm ; nhờ đó, hàng triệu người trên khắp thế giới sẽ thoát khỏi đói nghèo và thị trường nông sản khôi phục lại, trở nên ổn định lâu dài.
Vào ngày Lương Thực Thế Giới 2011, chúng ta hãy nhìn lại một cách nghiêm túc nguyên nhân gây biến động giá lương thực và những điều cần làm để giảm tác hại đến những thành viên yếu nhất của xã hội toàn cầu.

Tạp chí Ngày Nay

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Video Online